Sâu răng ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Tình trạng sâu răng ở trẻ em do rất nhiều nguyên nhân gây ra như chế độ ăn, thói quen sinh hoạt xấu, tình trạng thiếu fluoride. Trẻ bị sâu răng có thể gặp rất nhiều phiền toái trong sinh hoạt cũng như các vấn đề sức khỏe.

Chắc hẳn ông bố bà mẹ nào cũng mong muốn con mình sở hữu được một hàm răng khỏe mạnh. Thế nhưng sâu răng lại là vấn đề lớn mà hầu hết đứa trẻ nào cũng từng gặp phải. Bởi lẽ, sâu răng rất khó có thể phát hiện. Chúng âm thầm sinh sôi và phát triển một cách nhanh chóng phá hủy răng.

Sâu răng là hiện tượng phổ biến mà hầu hết ai trong chúng ta đều từng gặp phải, trong đó, trẻ em là nhóm đối tượng có tỷ lệ sâu răng áp đảo. Vậy đâu là dấu hiệu nhận biết bệnh lý sâu răng ở trẻ em, cách điều trị thế nào, cùng tìm hiểu bạn nhé!

Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến việc trên? Tác hại của chúng lớn như thế nào đối với sự phát triển răng sau này? Các cách điều trị và phòng tránh sâu răng cho trẻ như thế nào?

Những nguyên nhân gây ra sâu răng ở trẻ em

Khi chúng ta ăn, một số mảnh vụn thức ăn mắc kẹt và nằm lại trong các kẽ răng. Vi khuẩn cư trú trong khoang miệng sẽ lên men carbohydrate có trong các mảnh vụn thức ăn, tạo ra axit. Axit tấn công, gây tổn thương cho men răng dẫn đến sâu răng. Ngoài ra, các vi khuẩn này còn tạo ra các mảng bám chứa nhiều axit ăn mòn men răng, làm cho răng bị tổn thương, hình thành lỗ sâu.

Tác hại của việc sâu răng ở trẻ em

Sâu răng ở trẻ em gây ra rất nhiều những tác hại. Nó không chỉ làm mất đi tính thẩm mỹ cho hàm răng của bé, mà còn gây ra những đau đớn khiến bé cảm thấy khó chịu.

  • Khi bị sâu răng sẽ khiến bé cảm thấy răng bị ê buốt, đau đớn. Việc này là do tủy răng đã bị tổn thương.
  • Khi bé bị sâu răng ở thời điểm mọc răng sữa thì sẽ gây ảnh hưởng đến việc mọc răng vĩnh viễn sau này. Bên cạnh đó còn gây ra tình trạng hôi miệng, khiến trẻ mất đi sự tự tin
  • Trong độ tuổi từ 2 – 4 tuổi trẻ bị sâu răng sữa sẽ gây ra ảnh hưởng đến chức năng nhai, xé, nghiền thức ăn điều này dẫn đến hệ tiêu hóa của trẻ không tốt và dẫn đến nguy cơ chậm phát triển ở trẻ.
  • Không chỉ vậy răng sữa  còn giúp trẻ nói tròn chữ trong giao tiếp, phát âm chuẩn. Trường hợp răng sữa bị sâu sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.

Cách điều trị sâu răng ở trẻ em hiệu quả

Bệnh sâu răng trẻ em phát triển với tốc độ chậm. Thông thường sẽ phải mất từ 2 đến 4 năm để vi khuẩn có thể ăn sâu vào đến lớp ngà răng. Ban đầu bệnh sâu răng sẽ phát triển mà không hình thành lỗ trên bề mặt của răng, quá trình này mất từ 6 tháng đến 1 năm. Chính vì vậy mà việc phát hiện ra sâu răng gặp rất nhiều khó khăn.

Phương pháp và chế độ ăn uống hợp lý

Đồng thời bố mẹ cũng cần phải bổ sung vào chế độ ăn của con nhiều rau củ và trái cây. Vì nó có thể giúp chuyển đổi nước bọt thành chất khoáng, làm đánh bật lại những tác động xấu của mảng bám gây ra.

Bố mẹ cần tạo cho con một thói quen chăm sóc răng miệng đúng cách để có thể phòng chống. Hãy đánh răng cho bé ngay từ khi những chiếc răng sữa đầu tiên của con mọc lên. Đến khi bé lên tầm 3 tuổi, bố mẹ có thể tập cho bé thói quen tự đánh răng và quan sát bé mỗi lần bé thực hiện.

Những yêu cầu chăm sóc răng miệng cho bé

Phụ huynh phải đảm bảo cho bé thực hiện đầy đủ những yêu cầu sau:

  • Chải răng 2 lần trong một ngày vào sáng và tối trước khi đi ngủ. Mỗi lần đánh răng ít nhất là 2 phút, đánh răng theo chiều dọc hoặc xoay tròn.
  • Cho bé uống nhiều nước sau mỗi bữa ăn.
  • Sử dụng bàn chải và kem đánh răng phù hợp với độ tuổi của con. Trẻ trên 2 tuổi có thể sử dụng kem đánh răng có chứa chất Fluoride.
  • Sử dụng dụng cụ cạo lưỡi để giữ cho lưỡi của bạn sạch sẽ
  • Thay bàn chải đánh răng mới sau mỗi 3 tháng sử dụng
  •  Trang bị cho bé những kiến thức về chăm sóc răng miệng, ăn uống và những nguy hại của bệnh sâu răng

Ngoài ra, bố mẹ cũng nên đưa trẻ đi khám nha sĩ 3-6 tháng/ lần để Nha sĩ kiểm tra sức khỏe răng miệng tổng quát cho bé, phát hiện bệnh lý kịp thời nếu có

Hệ Thống Nha Khoa Sài Gòn là một trong những địa chỉ khám chữa các bệnh về răng miệng cho trẻ nhỏ được các bệnh phụ huynh tin tưởng

Phụ huynh có thể trực tiếp đưa trẻ đến phòng khám để được thăm khám hoặc liên hệ hotline 1900888997/0969778877 để được hỗ trợ.

Đăng ký khám ở Hệ Thống Nha Khoa Sài Gòn tại: https://www.facebook.com/HETHONGNHAKHOASAIGONQUOCTE?mibextid=LQQJ4d

Mỗi phòng khám thuộc Hệ thống Nha khoa Sài Gòn được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

ĐẶT LỊCH HẸN

Để biết thêm thông tin, Quý Khách vui lòng cung cấp số điện thoại, Hệ thống Nha khoa Sài Gòn sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm nhất.