Tụt lợi hàm dưới gây ra bởi 5 nguyên nhân chính nào?

Tụt lợi hàm dưới là một bệnh lý thường gặp ở rất nhiều người. Cũng giống như các bệnh lý khác thì tụt lợi cần phát hiện và đặc biệt phải chữa trị sớm. Muốn làm được điều này bạn cần hiểu rõ cơ thể của mình và tìm ra được nguyên nhân khiến cho phần lợi của bạn bị tụt. Hệ thống Nha khoa Sài Gòn sẽ giúp bạn hiểu được tình trạng tụt lợi hàm dưới ngay dưới đây.

Tụt lợi hàm dưới là tình trạng như thế nào?

Tụt lợi hàm dưới có thể xuất hiện ở bất kỳ ai trong chúng ta, không kể độ tuổi và giới tính. Bệnh này có nguy cơ cao sẽ xảy ra đối với những người chưa biết cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng tốt. Đồng thời, những người niềng răng hay bọc răng sứ. Nếu không làm theo một số chỉ dẫn của bác sĩ thì tụt nướu hay hôi miệng hoàn toàn có thể xảy là làm chúng ta ăn nhai không còn được bình thường.

Tụt lợi hàm dưới
Tụt lợi hàm dưới

Triệu chứng tụt lợi hàm dưới

  • Lợi thay đổi màu sắc từ màu hồng san hô chuyển sang màu đỏ rất sậm hoặc màu rất nhạt. Sự thay đổi màu sắc của lợi có thể dễ dàng quan sát và nhận biết bằng mắt thường.
  • Phần lợi bị sưng đỏ và đau. Khi chúng ta ăn uống hay dùng tay chạm vào thì tạo nên cảm giác rất khó chịu.
  • Tụt lợi hàm dưới làm cho miệng của chúng ta thường xuyên có mùi hôi khó chịu mặc dù đã làm vệ sinh răng miệng tốt.
  • Những trường hợp nặng sẽ có hiện tượng lợi bị xuất huyết hoặc chảy mủ ra bên ngoài làm miệng có mùi tanh.
  • Tụt lợi hàm dưới làm cho chúng ta cảm thấy ăn uống không ngon miệng. Miệng thường xuyên có vị đắng và không cảm nhận được trọn vẹn mùi vị của thức ăn.
  • Tụt lợi kèm với tổn thương các dây chằng làm cho chân răng lung lay và không còn ăn nhai được như bình thường.
  • Răng bắt đầu nhạy cảm hơn. Có những biểu hiện ê buốt khi chúng ta ăn những thực phẩm nóng lạnh hay chua ngọt.
  • Tụt lợi hàm dưới có biểu hiện là làm chân răng lộ ra nhiều hơn. Khiến cho thân răng dài ra. Nhìn vào sẽ không còn tính thẩm mỹ.

Vì sao bạn bị tụt lợi hàm dưới?

Vệ sinh răng sai cách

Vệ sinh răng miệng sai cách không chỉ gây ra tụt lợi hàm dưới. Mà còn là nguyên nhân của rất nhiều những vấn đề răng miệng khác. Người bị tụt lợi hàm dưới thường có thói quen sử dụng bàn chải lông cứng và chải với lực mạnh. Điều này sẽ làm cho lợi bị trầy xước và tụt dần về phía chân răng. Đồng thời chải răng sai cách cũng là nguyên nhân của chứng mòn men răng. Tạo ra cảm giác ê buốt khi chúng ta ăn uống. Cách khắc phục tình trạng này rất đơn giản. Bạn chỉ cần chọn bàn chải lông mềm và học cách chải răng thật khoa học.

Không làm sạch kẽ răng

Một điều thiếu sót khi chúng ta làm vệ sinh răng miệng chính là quên chải mặt trong của răng và quên làm sạch phần kẽ răng. Tuy nhiên, chải răng bình thường khó mà có thể làm sạch các kẽ răng một cách hiệu quả. Vì thế mà sử dụng chỉ nha khoa mỗi ngày là một điều rất cần thiết.

Chỉ nha khoa sẽ giúp làm sạch các phần thức ăn thừa và các mảng bám trên kẽ răng. Bảo vệ lợi khỏi các vi khuẩn gây hại và tránh nguy cơ bị tụt lợi hàm dưới. Ngoài sử dụng chỉ nha khoa bạn cũng nên súc miệng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày để răng lợi được chăm sóc một cách tốt hơn.

Không uống đủ nước

Không uống đủ nước mỗi ngày làm cho miệng bị khô, tuyến nước bọt không còn hoạt động hiệu quả để sản sinh ra nhiều nước bọt. Khiến cho miệng khô và các vi khuẩn gây hại phát triển nhiều hơn. Đây chính là điều kiện để cho lợi bị viêm nhiễm và tụt lợi hàm dưới mà chúng ta vẫn thường thấy. Ngoài ra, uống nhiều thuốc tây cũng là nguyên nhân làm cho miệng bị khô. Nên bạn cần chú ý uống đầy đủ lượng nước mỗi ngày.

Phụ nữ mang thai

Phụ nữ trong giai đoạn mang thai có nhiều nguy cơ bị mắc tụt lợi hàm dưới hơn người bình thường. Nguyên nhân là vì mang thai thường hay thay đổi thói quen ăn uống, ăn nhiều bữa ăn phụ hơn trong ngày. Nếu không điều chỉnh cách làm vệ sinh răng miệng trong giai đoạn này thì các bệnh về lợi rất dễ xảy ra.

Ốm nghén, nôn ói của mẹ bầu cũng là một nguyên nhân làm cho men răng yếu, răng bị ê buốt và tụt lợi hàm dưới. Khi nôn ói thì thức ăn và axit trong dạ dày sẽ trào ra bên ngoài thông qua đường miệng. Gây hại đến răng, lợi và các tế bào niêm mạc.

Sự thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể của người phụ nữ cũng làm cho lợi dễ bị kích ứng hơn. Vì thế mà trong giai đoạn này nếu không chăm sóc kỹ thì hoàn toàn có thể xảy ra tụt lợi hàm dưới. Khiến cho sức khỏe của mẹ bầu và bé bị ảnh hưởng ít nhiều.

Không lấy cao răng

Bạn có biết rằng cao răng chính là một nguyên nhân của bệnh tụt lợi hàm dưới mà chúng ta thường ít biết đến. Cao răng chỉ hình thành khi chúng ta chưa làm vệ sinh răng miệng tốt và chưa lấy cao răng định kỳ tại nha khoa.

Cao răng chính là nơi tích tụ của nhiều vi khuẩn gây hại. Khi cao răng càng dày thì thì càng xâm lấn xuống phần lợi. Khiến cho lợi bị xâm nhập bởi vi khuẩn gây ra viêm nhiễm và tụt lợi hàm dưới. Bạn cần đến nha khoa để lấy cao răng định kỳ. Lấy cao răng là một dịch vụ nha khoa không quá đắt đỏ, được thực hiện nhanh chóng và dễ dàng. Nhưng lại mang đến cho bạn rất nhiều lợi ích cho sức khỏe răng miệng.

Tụt lợi hàm dưới có nguy hiểm không?

Tụt lợi hàm dưới cũng như các bệnh lý răng miệng khác cần được điều trị sớm và không nên chủ quan tình trạng này. Ở dạng nhẹ bệnh có thể làm cho chúng ta ăn uống một cách khó khăn, răng lung lay, răng bị nhạy cảm. Ở dạng nặng hơn bạn có thể bị mất răng vĩnh viễn và cần phải nhờ đến nha khoa để phục hình lại răng mới cho mình.

Nên điều trị tụt lợi hàm dưới như thế nào?

  • Tụt lợi hàm dưới dạng nhẹ có thể điều trị bằng cách thay đổi những thói quen sống hàng ngày. Thay mới một bàn chải lông mềm và chải răng một cách nhẹ nhàng không làm tổn thương đến lợi và men răng. Chú ý lựa chọn nước súc miệng và kem đánh răng có các thành phần chống ê buốt răng. Đến bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn thêm về sức khỏe răng miệng.
  • Tụt lợi hàm dưới dạng nặng bạn vẫn phải thực hiện cách chăm sóc răng miệng tốt. Đồng thời thực hiện phẫu thuật ghép vạt lợi để cho răng hết ê buốt và hết bị lung lay. Có ba phương pháp dùng lợi phủ chân răng hiện nay đó chính là ghép vạt có chân nuôi, ghép tổ chức liên kết dưới biểu mô và ghép lợi tự do tự thân.

Liên hệ ngay hotline Hệ thống Nha khoa Sài Gòn để được tư vấn và giải đáp thắc mắc xoay quanh vấn đề tụt lợi cho bạn nhé!

Mỗi phòng khám thuộc Hệ thống Nha khoa Sài Gòn được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

ĐẶT LỊCH HẸN

Để biết thêm thông tin, Quý Khách vui lòng cung cấp số điện thoại, Hệ thống Nha khoa Sài Gòn sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm nhất.