Để Bảo Vệ Răng Cho Trẻ, Ba Mẹ Phải Biết Những Điều Sau

Thực tế điều trị hằng ngày tại Hệ Thống Nha Khoa Sài Gòn cho thấy tỉ lệ trẻ em gặp vấn đề răng miệng khá nhiều và phổ biến. Cứ khoảng 10 trẻ đến nha khoa thì 9 trẻ có vấn đề về răng miệng (sâu răng, sún răng, mọc răng bất thường, viêm nướu…). Trong số đó đa phần là do phụ huynh chưa biết cách bảo vệ và chăm sóc răng đúng cách cho con.

Để trẻ lớn lên có một hàm răng khỏe đẹp, giai đoạn thay răng sữa đóng vai trò nền móng quan trọng. Nền móng không vững thì răng vĩnh viễn sau này cũng sẽ lệch lạc và gặp những bất thường ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý. Do đó, quan tâm và CHĂM SÓC RĂNG SỮA ĐÚNG CÁCH là điều kiện tiên quyết để trẻ có bộ răng vĩnh viễn sau này thực sự khỏe mạnh và đều đẹp.

CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP VỚI RĂNG CỦA TRẺ EM – BA MẸ NÊN LƯU Ý ĐỂ CÓ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC NGAY CHO TRẺ

SÂU RĂNG (sâu răng sữa)
✦ Với trường hợp sâu răng (lỗ sâu hoặc đã vỡ một phần thân răng) nhưng chưa viêm tủy thì chỉ cần trám răng để phục hình răng và ngăn ngừa sâu răng phát triển. Trám răng thì cần dùng các vật liệu composite tốt, an toàn, xuất xứ rõ ràng và trám kỹ, trám tốt.
✦ Với trường hợp sâu răng có viêm tủy thì cần chữa tủy (có thể lấy hoặc không lấy tủy) tùy theo mức độ. Sau đó, cần trám răng để phục hình và ngăn vi khuẩn xâm nhập.
Khi mắc bệnh sâu răng, trẻ thường gặp phải các tình trạng răng ê buốt, hơi thở hôi, trên răng có đốm trắng ngà hoặc đốm đen. Không chỉ gây khó chịu cho trẻ, sâu răng còn khiến cho hàm răng bé mất thẩm mỹ.
VIÊM TỦY (do sâu răng, do chấn thương răng…)
Viêm tủy răng được biết đến là hiện tượng viêm nhiễm xảy ra ở vùng tủy và các mô bao quanh chân răng và nếu không chữa trị hiệu quả sẽ khiến cho vi khuẩn dần dần ăn sâu vào tủy răng và gây ra viêm nhiễm.
Với trường hợp này phụ huynh cần cho trẻ đến nha khoa để thăm khám và đánh giá mức độ của răng để có giải pháp phù hợp và cụ thể:
✦ Nếu mức độ nhẹ hoặc viêm 1 phần (thể hiện trên phim quanh chóp hoặc pano) thì có thể chỉ cần làm sạch vùng tổn thương mà không cần lấy tủy toàn bộ (vẫn giữ lại được một phần), sau đó trám lót và theo dõi trong một thời gian. Nếu không phát hiện tiến triển và cảm giác khó chịu kéo dài thì tiến hành trám cố định.
✦ Nếu mức độ nặng, bác sĩ cần lấy sạch tủy triệt để, sau đó trám cố định để bảo vệ răng lâu dài hơn.
SÚN RĂNG (tình trạng men răng của trẻ bị tổn thương, dần bị mủn và tiêu đi, làm giảm thể tích thân răng)
✦ Với tình trạng nhẹ, ba mẹ cần vệ sinh răng kỹ đều đặn cho bé, hạn chế đồ ngọt, sử dụng thêm nước muối để ngăn chặn, hạn chế phát triển. Tuy nhiên cần phải cho trẻ thăm khám với nha sĩ để theo dõi tình trạng răng của bé và có phương pháp điều trị thích hợp.
✦ Với tình trạng nặng, ba mẹ cần đưa trẻ tới bác sĩ nha khoa để được thăm khám, điều trị. Tùy vào từng trường hợp răng sún còn nông, diện tích nhỏ thì sẽ được thực hiện phương pháp trám răng để ngăn chặn việc lây lan có thể xảy ra. Trường hợp bé bị sún mức độ quá nặng, lan rộng và khiến răng bị bào mòn toàn bộ thì bác sĩ sẽ cân nhắc độ tuổi của trẻ để quyết định nhổ hay có giải pháp khác để giữ lại răng cho bé.
VIÊM NƯỚU
Đây là tình trạng thường gặp do sự mất cân bằng vi khuẩn vùng miệng, hoặc nướu bị tổn thương, hoặc do vôi răng. Do đó, ba mẹ cần đưa bé đến nha sĩ để biết được nguyên nhân gây viêm nướu và có giải pháp phù hợp. Cụ thể:
✦ Cạo vôi răng cho bé nếu có vôi răng tích tụ nhiều
✦ Vệ sinh răng miệng kỹ hơn, có thể tham khảo bác sĩ một số dung dịch vệ sinh răng miệng an toàn
✦ Bổ sung vitamin hoặc các giải pháp phòng ngừa an toàn khác cho trẻ.
CHẬM THAY RĂNG
✦ Với trường hợp răng sữa không chịu lung lay, không rụng có thể do răng vĩnh viễn phát triển chậm, hoặc do răng sữa bám quá chắc làm cho răng vĩnh viễn không trồi lên được, thay vào đó mọc lệch, mọc ngầm, thậm chí mọc ngang. Lúc này bé cần được thăm khám để bác sĩ có giải pháp.
♦ Để phòng ngừa bệnh răng miệng ở trẻ em, phụ huynh hãy chú ý:
  • Tập cho trẻ thói quen đánh răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ.
  • Chọn bàn chải mềm và kem đánh răng phù hợp với trẻ em.
  • Đưa trẻ đi khám răng mỗi 6 tháng một lần nhằm phát hiện và điều trị bệnh răng miệng dứt điểm.
  • Xây dựng chế độ ăn uống bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, thực phẩm dễ tiêu hóa để bé có hệ miễn dịch khỏe mạnh, chống lại sự tấn công của vi khuẩn, virus.
Hy vọng rằng với những thông tin trên  đây sẽ giúp các mẹ hiểu hơn về các bệnh về răng ở trẻ em để có những cách chăm sóc răng miệng tốt nhất, bảo vệ sức khỏe răng miệng cho bé yêu.

HỆ THỐNG NHA KHOA SÀI GÒN

FANPAGE: Hệ Thống Nha Khoa Sài Gòn

Hotline: 0969 77 88 77 – 093 123 3968

Website: https://hethongnhakhoasaigon.vn

YOUTUBE: https://youtube.com/@hethongnhakhoasaigon6301

Mỗi phòng khám thuộc Hệ thống Nha khoa Sài Gòn được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

THÔNG TIN ĐẶT HẸN

Tư vấn miễn phí: 1900 888 997