Con người có bao nhiêu cái răng? Khám phá cấu trúc hàm răng từ nhỏ đến lớn, vai trò từng chiếc răng và cách bảo vệ sức khỏe răng miệng hiệu quả nhất.
Con Người Có Bao Nhiêu Cái Răng? Khám Phá Số Lượng Và Cấu Trúc Từ Nhỏ Đến Lớn
Hình ảnh vị trí răng ở con người
Hàm răng không chỉ đóng vai trò thẩm mỹ mà còn là “cửa ngõ” đầu tiên trong hệ tiêu hóa, giúp con người ăn uống, phát âm và thể hiện cảm xúc. Vậy con người có bao nhiêu cái răng? Và mỗi chiếc răng đảm nhiệm chức năng gì?
Ở người trưởng thành, tổng số răng vĩnh viễn sẽ là 32 chiếc, bao gồm cả 4 răng khôn. Tuy nhiên, không phải ai cũng mọc đủ số lượng này, bởi răng khôn có thể xuất hiện sớm, muộn hoặc thậm chí không mọc tùy theo cơ địa từng người. Để hiểu rõ hơn về số lượng răng, hãy cùng Hệ Thống Nha Khoa Sài Gòn tìm hiểu chi tiết dưới đây.
Trẻ bắt đầu mọc răng từ khoảng tháng thứ 6, chậm nhất là vào khoảng 1 tuổi. Đến khi được 3 tuổi, trẻ sẽ mọc đầy đủ 20 chiếc răng sữa đầu tiên, phục vụ cho quá trình ăn nhai. Tùy vào cơ địa mà tốc độ mọc răng của trẻ có thể nhanh hoặc chậm khác nhau. Khoảng 5 tuổi, trẻ sẽ bước vào giai đoạn thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn.
Con Người Có Bao Nhiêu Cái Răng Qua Các Giai Đoạn Phát Triển
✦ Răng sữa – 20 chiếc
Trẻ em thường mọc răng sữa từ khoảng 6 tháng tuổi và hoàn thiện khoảng 20 chiếc khi được 2 – 3 tuổi. Cấu trúc gồm:
-
8 răng cửa (trước)
-
4 răng nanh (nhọn)
-
8 răng hàm (sữa)
Tuy là răng “tạm thời” nhưng răng sữa đóng vai trò định hướng cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí. Việc chăm sóc răng sữa kỹ lưỡng sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển hàm và răng vĩnh viễn sau này.
Xem thêm những bệnh lý về răng miệng ở trẻ tại đây nhé.
✦ Răng vĩnh viễn – 28 đến 32 chiếc
Ở người trưởng thành sẽ mọc 32 chiếc răng để đảm bảo chức năng ăn nhai
Khi trưởng thành, răng sữa được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Con người có bao nhiêu cái răng ở giai đoạn này?
-
28 răng cơ bản gồm:
-
8 răng cửa (4 trên, 4 dưới)
-
4 răng nanh (2 trên, 2 dưới)
-
8 răng tiền hàm (4 trên, 4 dưới)
-
8 răng hàm lớn (4 trên, 4 dưới)
-
Sau khi bước qua tuổi 18, hàm răng của chúng ta thường đã khá ổn định. Nếu lúc này hàm đã đủ chỗ cho các răng mà răng khôn vẫn chưa mọc, thì khi răng khôn mọc lên rất có thể nó sẽ mọc lệch. Thậm chí, trong một số trường hợp, răng khôn có thể mọc từ dưới chân của răng nhai và đâm lên trên.
Do răng khôn thường mọc không đúng vị trí và gây ra cảm giác đau nhức nên nhiều người đã lựa chọn phương pháp tiểu phẫu để nhổ bỏ cả 4 chiếc răng khôn phiền toái này. Vì vậy, nhiều người trưởng thành chỉ có tổng cộng 28 chiếc răng, tức là 32 chiếc răng tiêu chuẩn trừ đi 4 răng khôn đã được nhổ bỏ.
Phân Loại Và Chức Năng Các Loại Răng Ở Con Người
Con người có bao nhiêu cái răng và chức năng từng loại răng là gì?
1. Răng cửa (Incisors)
Vị trí: Phía trước, giữa hai hàm
Số lượng: 8 chiếc (4 trên – 4 dưới)
Chức năng: Cắt, xé thức ăn thành từng mảnh nhỏ đầu tiên, hỗ trợ phát âm chính xác và ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt.
2. Răng nanh (Canines)
Vị trí: Hai bên răng cửa
Số lượng: 4 chiếc (2 trên – 2 dưới)
Chức năng: Xé thức ăn, giữ vững khớp cắn, tạo đường cong hàm cân đối, giúp hàm có lực nâng đỡ tốt hơn.
3. Răng tiền hàm (Premolars)
Vị trí: Nằm sau răng nanh
Số lượng: 8 chiếc (4 trên – 4 dưới)
Chức năng: Nghiền nhỏ thức ăn. Có bề mặt phẳng, đóng vai trò chuyển tiếp lực từ răng nanh sang răng hàm.
4. Răng hàm lớn (Molars)
Vị trí: Cuối hàm, sau tiền hàm
Số lượng: 8 chiếc chính và 4 răng khôn nếu có
Chức năng: Nghiền, nhai kỹ thức ăn trước khi đưa xuống dạ dày. Răng hàm có diện tích mặt nhai lớn nhất.
5. Răng khôn (Third Molars)
Vị trí: Trong cùng của mỗi góc hàm
Số lượng: Tối đa 4 chiếc (có thể không mọc hoặc mọc thiếu)
Chức năng: Không thực sự cần thiết trong chức năng nhai hiện đại. Thường gây biến chứng như mọc lệch, mọc ngầm, viêm nhiễm nên nhiều người chọn nhổ bỏ.
Cấu Trúc Chung Của Một Chiếc Răng
Cấu tạo cơ bản của răng ở con người
1. Thân răng
Phần nhô ra khỏi lợi và bộ phận này có thành phần cấu tạo như sau:
- Men răng: được hình thành bởi những hợp chất muối vô cơ, axit amin histidine, muối cacbonat, clorua, florua, sunfat natri, kali, lysine arginine, MgCO3. Bình thường men răng có màu trong, hơi mờ và theo thời gian dưới sự tác động của thức ăn, sử dụng các chất kích thích sẽ khiến răng chuyển sang màu xám, vàng, nâu, đen,…
- Ngà răng: cấu tạo từ chất keo collagen, cacbonat canxi, fluor, magie, photphat 3, canxi apatit, 32H2O…. Lớp ngà tự nhiên có màu vàng nhạt, xốp và thấm, độ đàn hồi cao, không giòn nhưng dễ vỡ nếu men răng bị tác động một lực từ bên ngoài.
- Buồng tủy: chứa nhiều dây thần kinh cảm giác và mạch máu nuôi dưỡng răng. Vì vậy, buồng tủy được men răng và ngà răng bảo vệ, bao bọc.
2. Cổ răng
Được bảo vệ bởi lớp nướu mềm ở bên ngoài, có cấu tạo như sau:
- Men răng: tỉ lệ lớp men ở phần này bắt đầu giảm do không đóng vai trò nghiền nát thức ăn trực tiếp như men răng ở thân răng.
- Ngà răng: bảo vệ tủy răng.
- Buồng tủy: phân nhánh thành các ống tủy. Số lượng ống tủy của mỗi chiếc răng không giống nhau, dao động từ 1-3 ống tủy.
3. Chân răng
Phần ẩn sâu bên trong được nướu bao bọc, chỉ có thể quan sát được phần chân răng sau khi nhổ răng. Số lượng chân răng không giống nhau, dao động từ 1 – 3 (tùy thuộc vào loại răng). Chân răng có cấu tạo như sau:
- Cement chân răng bao bọc bên ngoài, bảo vệ ngà răng và ống tủy.
- Ngà răng bảo vệ ống tủy.
- Ống tủy chứa các dây thần kinh, mạch máu, nuôi dưỡng răng.
Tủy răng là phần nằm sâu bên trong và là bộ phận nhạy cảm nhất của răng do chứa nhiều mạch máu và dây thần kinh. Tủy đảm nhận vai trò nuôi dưỡng và hỗ trợ tái tạo ngà răng. Ngoài ra, nó còn có chức năng tiếp nhận và truyền các tín hiệu thần kinh cảm giác, đồng thời phản ứng lại khi răng chịu các kích thích từ bên ngoài.
Lưu Ý Khi Chăm Sóc Răng Miệng Để Duy Trì Số Lượng Răng Ổn Định Ở Con Người
Việc chăm sóc răng miệng đúng cách là yếu tố quan trọng giúp giữ vững số lượng và chất lượng răng lâu dài. Bạn nên thay bàn chải mỗi 2–3 tháng, đặc biệt khi lông bàn chải bị tòe hay biến dạng, để đảm bảo hiệu quả làm sạch. Khi đánh răng, cần nhẹ nhàng, tránh tác động mạnh lên vùng cổ răng để không làm mòn men và tụt nướu. Ngoài ra, đừng bỏ qua việc làm sạch lưỡi và mặt trong má – nơi tích tụ vi khuẩn gây mùi. Nên dùng nước súc miệng sát khuẩn không chứa cồn hàng ngày để tăng cường bảo vệ khoang miệng toàn diện.
Những Lợi Ích Khi Có Hàm Răng Chắc Khỏe Ở Con Người
Những lợi ích không ngờ khi sở hữu hàm răng khỏe sẽ khiến bạn càng trân trọng hàm răng trắng như ngọc của mình. Từ đó, bạn sẽ biết cách chăm sóc răng miệng một các tốt nhất:
- Răng khỏe giúp bạn cân bằng khối lượng cơ thể lý tưởng: Người có hàm răng khỏe mạnh có xu hướng ăn nhiều thực phẩm bổ dưỡng, giúp họ duy trì cân nặng khỏe mạnh. Nếu có hàm răng bệnh lý, khi ăn uống bạn không thể thoải mái, thay vào đó có đôi chút e ngại khi ăn những thực phẩm lạnh, giòn hoặc quá cứng.
- Răng khỏe trợ thủ đắc lực cho hệ tiêu hóa: Khi răng tốt, việc nhai thức ăn thuận tiện, thức ăn cũng được nghiền nát hơn, điều này giúp cơ quan tiêu hóa dễ dàng hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt với những người lớn tuổi, người có hệ tiêu hóa yếu.
- Răng khỏe giúp bạn tránh được bệnh tật: Sức khỏe răng miệng ảnh hưởng gián tiếp đến những bệnh khác. Người có răng và nướu khỏe mạnh thường ít gặp khó khăn khi điều trị bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và các bệnh nghiêm trọng khác.
- Răng khỏe giúp bạn giao tiếp thuận tiện hơn: Khi răng đang ở trạng thái tốt và không bị khuyết, bạn sẽ phát âm bình thường và giọng không ngọng. Điều này rất quan trọng với người làm công việc cần sử dụng giọng nói thường xuyên như: dạy học, diễn thuyết trước người khác, phát thanh viên,…
- Hàm răng khỏe giúp nụ cười thêm tỏa nắng: Nụ cười đẹp giúp bạn luôn tự tin, đặc biệt trước đám đông, bạn sẽ trông hấp dẫn, dễ gần và mở ra nhiều cơ hội mới trong cuộc sống.
- Răng khỏe giúp bạn ít gặp rắc rối với những bệnh về nướu, tủy răng: Sở hữu hàm răng khỏe đồng nghĩa với việc bạn không phải lăn tăn với những vấn đề viêm lợi, chảy máu chân răng. Giấc ngủ ngon hơn vì bạn không bị những cơn đau răng hành hạ.
Khám Răng Định Kỳ Giúp Bảo Vệ Sức Khỏe Và Duy Trì Số Lượng Răng Lý Tưởng Ở Con Người
Vệ sinh răng miệng đúng và cách khám răng định kỳ 6 tháng/lần giúp hạn chế và phòng ngừa các bệnh lý hiệu quả
Nhiều người có thói quen chỉ đến nha sĩ khi răng gặp vấn đề như đau nhức, viêm nhiễm hay sâu răng nặng. Tuy nhiên, việc khám răng định kỳ từ 3–6 tháng một lần giúp phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Khi được bác sĩ tư vấn đúng cách, bạn sẽ biết lựa chọn phương pháp chăm sóc, điều trị hoặc phục hình phù hợp với tình trạng răng miệng của mình. Nhờ đó, hàm răng luôn được duy trì trong trạng thái khỏe mạnh, sạch sẽ và thẩm mỹ, giúp bạn tự tin trong mọi khoảnh khắc cuộc sống.
📍 Hệ Thống Nha Khoa Sài Gòn – Hơn 35 chi nhánh
📞 Hotline tổng đài đặt hẹn: 1900 888 997
💬 Fanpage: Hệ Thống Nha Khoa Sài Gòn
⏰ Giờ làm việc:
– Thứ 2 đến Thứ 7: 7h30 – 12h00 và 13h30 – 19h30
– Chủ nhật: 7h30 – 12h00 và 13h30 – 16h30