Tủy răng là một trong ba bộ phận quan trọng của răng. Khác với men răng và ngà răng, tủy là mô liên kết lỏng lẻo chứa 75% là nước và 25% là các chất hữu cơ. Để hiểu rõ hơn về cấu tạo, chức năng và các vấn đề thường gặp ở tủy răng, bạn đọc có thể tham khảo thông tin hữu ích trong bài viết sau.
Tủy răng là gì?
Răng có cấu tạo bởi 3 phần gồm men răng, ngà răng và tủy răng. Trong đó men răng nằm ngoài cùng có màu trắng trong hoặc trắng sữa, ngà răng được men răng bao bọc màu vàng nhạt. Còn tùy răng là phần còn lại, nằm chính giữa răng. Bản thân là một tổ chức khá đặc biệt, được cấu tạo từ khối mô liên kết non chứa nhiều mạch máu, dây thần kinh.
Khác với men răng và ngà răng, tủy răng có cấu trúc phức tạp và không đồng nhất ở các răng. Ngoài ra, cấu trúc buồng tủy cũng có sự khác biệt ở từng độ tuổi, hệ răng (răng sữa, răng vĩnh viễn) và từng cá thể. Vì tủy là mô lỏng lẻo nên được bảo vệ với men răng và ngà răng – hai bộ phận có cấu tạo cứng chắc nhờ kết quả của quá trình khoáng hóa.
Cấu tạo của tủy răng
Tuy nhiên tủy răng cũng là cấu trúc khá phức tạp, thay đổi tùy theo từng độ tuổi, từng cá thể con người và từng răng. Đồng thời ống tủy mỗi răng là khác nhau, thường thì răng cửa trước sẽ có 1 ống tủy, răng cối nhỏ 2 ống tủy còn răng cối lớn sẽ có từ 3 – 4 ống tủy.
Chức năng chính của tủy răng
Theo như nghiên cứu của các nhà khoa học đã khẳng định tủy răng có chức năng chính là hình thành, tái tạo ngà răng và bảo vệ mô răng luôn rắn chắc và khỏe mạnh. Bên cạnh đó còn sở hữu những chức năng khác như:
- Dẫn truyền chất kích thích: Khi mà răng tiếp xúc cùng thức ăn hoặc mắc phải các bệnh lý, chấn thương, hóa chất sẽ dẫn truyền đến các dây thần kinh cho cơ thể dễ dàng nhận biết chua cay, mặn, ngọt, cảm giác đau nhức, ê buốt khó chịu,…
- Nuôi dưỡng, sửa chữa răng: Trong tủy răng có chứa nhiều mạch máu để thực hiện vận chuyển chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi sống răng, sửa chữa các tổn thương đang có để giúp cho răng khỏe mạnh cũng như chống lại tác nhân gây hại từ môi trường phía bên ngoài.
Một số bệnh lý về tủy răng
Một trong những bệnh về tủy răng phổ biến nhất có thể kể đến đó là viêm tủy răng. Nếu như không được chữa trị kịp thời, đúng phương pháp và đúng cách thì sẽ cực kỳ nguy hiểm, nặng nhất là nhổ răng.
- Tủy răng có thể phục hồi: Khi ăn uống, chịu tác động từ môi trường bên ngoài thì đương nhiên răng sẽ chịu cảm giác đau nhức và ê buốt. Lúc đó trên răng sẽ có nhiều lỗ sâu ngà mềm, nếu loại bỏ hết phần ngà mềm đó thì sẽ lộ ra tủy màu hồng gây cảm giác cực kỳ đau nhức và khó chịu.
- Tủy răng không phục hồi: Thường thì cơn đau nhức sẽ kéo dài trong khoảng từ 30 phút cho đến hơn 3 tiếng. Cơn đau hành nhiều vào ban đêm lúc đi ngủ. Trên răng xuất hiện những lỗ sâu lớn, chảy máu và có lộ cả phần tủy ra ngoài.
- Chết tủy, tủy hoại tử: Nếu như không xuất hiện bất kỳ dấu hiệu đau nhức hay bất thường nào cả nhưng răng đổi màu xám đục, nứt vỡ thì có thể răng đã bị chết tủy hoặc hoại tử.
Khi nào thì cần lấy tủy răng?
Bạn cần biết, một khi tủy răng đã bị viêm, dù mức độ nặng hay nhẹ thì cũng đều không thể tự khỏi được. Nếu như không chữa trị kịp thời, vi khuẩn sẽ lan rộng nhanh khiến cho vùng xương quanh răng thoái hóa, lâu ngày gây răng rụng.
Khi phát hiện bản thân gặp các dấu hiệu kể trên, tốt nhất bạn không nên lơ là hoặc bỏ qua các vấn đề về sức khỏe răng miệng nhé. Dù nhức răng chỉ là cảm nhận nhỏ nhưng mà ẩn chứa bên trong lại là vô cùng nguy hại đấy.
Nên chữa viêm tủy răng ở đâu?
Đến với Hệ Thống Nha Khoa Sài Gòn đội ngũ bác sĩ với kinh nghiệm nhiều năm chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng . Bên cạnh đó bác sĩ còn luôn tận tâm, chuyên nghiệp và sẵn sàng hỗ trợ, tạo tâm lý thoải mái nhất cho mọi khách hàng. Các phương pháp, trang thiết bị phục vụ tại đây rất hiện đại phục vụ quá trình chữa viêm tủy răng đạt kết quả như ý.
Mong rằng thông qua bài viết này bạn đọc đã hiểu rõ khái niệm tủy răng là gì cũng như các bệnh lý thường gặp về tủy răng. Qua đó chủ động biết cách xử lý sao cho phù hợp và hiệu quả nhất. Nếu cần tư vấn về vấn đề nha khoa, đừng ngần ngại, hãy gọi đến Hệ Thống Nha Khoa Sài Gòn qua số hotline 1900 888 997 ngay khi có dấu hiệu bất thường bạn nhé!