Răng nhiễm Tetracycline: Nguyên nhân & Cách điều trị “Dứt Điểm”

Răng nhiễm Tetracycline là tình trạng răng bị xỉn màu do sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh. Điều đó làm cho màu răng loang lổ, ố vàng và gây mất thẩm mỹ. Với trường hợp trên, bạn không thể khắc phục bằng việc vệ sinh răng miệng tại nhà hay áp dụng các mẹo tẩy trắng răng với nguyên liệu tự nhiên. Do đó, bạn nên tới cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và tư vấn giải pháp tốt nhất.

1. Răng nhiễm Tetracycline là gì?

Răng nhiễm Tetracycline là hiện tượng răng bị ố màu, xỉn vàng do tác dụng phụ của thuốc kháng sinh tetracycline. Hiện tượng trên ảnh hưởng trực tiếp đến tính thẩm mỹ của toàn bộ hàm răng và khiến cho bạn bị mất tự tin trong quá trình giao tiếp với mọi người xung quanh.

Việc răng nhiễm kháng sinh bị tối màu là do màu sắc xâm nhập sâu vào mô răng, khác hoàn toàn với răng bị màu từ thực phẩm hoặc mảng bám. Do đó, chỉ việc chải răng hàng ngày không đủ để khắc phục vấn đề này, mà cần áp dụng các phương pháp nha khoa chuyên sâu.

Lí do bị nhiễm Tetracycline có hai khả năng xảy ra. Thứ nhất là do trong quá trình mang thai người mẹ uống nhiều thuốc kháng sinh tetracycline. Hoặc các thuốc kháng sinh cùng nhóm với tetracycline. Chính điều này sẽ làm ảnh hưởng đến thai nhi dẫn đến việc răng bị nhiễm tetracycline. Thứ hai là khả năng do trẻ uống thuốc kháng sinh tetracycline trước 7 – 8 tuổi. Mức độ sậm màu răng tùy thuộc vào thời điểm. Thời gian, liều lượng và loại thuốc. Màu răng có thể trở nên vàng, nâu hay xám xanh.

2.Điều trị nhiễm tetracycline như thế nào ?

Những trường hợp răng bị nhiễm Tetracycline ở mức độ nhẹ, màu của thuốc chưa ăn sâu vào bên trong ngà răng hoàn toàn khắc phục được bằng phương pháp tẩy trắng răng bằng tia laser. Với sự hỗ trợ của các ánh sáng laser, các thành phần trong thuốc tẩy, đặc biệt là hydrogen peroxide sẽ tạo ra phản ứng oxy hóa trên răng và làm thay đổi màu sắc của răng.

Mặc dù tẩy trắng răng bị nhiễm Tetracycline không có hiệu quả cao như với răng bình thường nhưng vẫn làm cho răng trắng sáng hơn nhiều màu răng cũ.

sau khi tẩy trắng răng nhiễm Tetracycline ở mức độ nhẹ, răng sẽ trắng sáng hơn so với lúc ban đầu khoảng 60 – 70%. Trong khi đó, đối với trường hợp răng nhiễm Tetracycline nặng, hiệu quả tẩy trắng chỉ ở khoảng gần 5%, màu sắc của răng gần như không có sự thay đổi.

Như vậy, răng nhiễm Tetracycline có tẩy trắng được không còn tùy thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ của răng

Hình ảnh trên là công nghệ tẩy trắng răng bằng đèn Plash Whitening tại Hệ Thống Nha Khoa Sài Gòn 

• Bọc răng sứ thẩm mỹ

Nếu như răng bị nhiễm màu Tetracycline ở mức độ nặng, bạn cần tiến hành bọc răng sứ thẩm mỹ thì mới có thể khắc phục được triệt để. Các bác sĩ sẽ mài bớt một phần men răng với tỉ lệ phù hợp. Lớp men răng bị loại bỏ sẽ được thay thế bằng răng sứ cứng chắc và có màu sắc hoàn hảo.

Dù thực hiện phương pháp điều trị nào đối với trường hợp răng bị nhiễm tetracycline. Thì bệnh nhân cũng nên tin tưởng vào sự lựa chọn của mình. Đồng thời, sau khi tiến hành điều trị thì bệnh nhân cũng cần tuân theo những sự chỉ dẫn của bác sĩ. Về việc chăm sóc răng miệng nhằm đem lại kết quả phục hình răng được tốt. Trong đó thì việc vệ sinh răng miệng hằng ngày cũng như việc lựa chọn thực phẩm tốt. Cho sức khỏe nói chung và sức khỏe răng miệng nói riêng luôn được ưu tiên hàng đầu.

Ngoài ra, hầu hết các dòng răng sứ đều có khả năng chịu lực tương đối tốt nên bạn hoàn toàn có thể thoải mái khi thưởng thức những món mà mình yêu thích.

3.Cách phòng tránh răng nhiễm màu Tetracyline

Để hạn chế và phòng tránh tình trạng răng nhiễm màu Tetracycline, bạn cần thực hiện theo một số lưu ý dưới đây:

  • Sử dụng các loại thuốc có chứa Tetracycline theo đúng thời gian và liều lượng mà bác sĩ đã hướng dẫn.
  • Chải răng sạch sẽ 2 – 3 lần/ngày để nâng cao sức khỏe răng miệng. Ngoài ra, bạn nên dùng kem đánh răng có chứa Fluor để tăng cường sự chắc khỏe của men răng.
  • Chải răng theo chiều dọc hoặc đường tròn, tránh chải chiều ngang bởi sẽ làm tổn thương men răng.
  • Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch răng miệng một cách toàn diện, ngăn chặn vi khuẩn gây hại phát triển.
  • Trẻ em 8 tuổi hoặc dưới 8 tuổi không nên dùng thuốc kháng sinh Tetracycline trừ khi có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Thực hiện lấy cao răng 6 tháng 1 lần để làm sạch răng miệng, tiêu diệt vi khuẩn gây hại.

Nếu còn thắc mắc nào liên quan đến răng nhiễm Tetracycline hay bất kỳ bệnh lý răng miệng khác, hãy liên hệ vào số điện thoại 1900 888 997 của Hệ Thống Nha Khoa Sài Gòn để được giải đáp nhanh nhất.

HỆ THỐNG NHA KHOA SÀI GÒN

FANPAGE: Hệ Thống Nha Khoa Sài Gòn

Hotline: 0969 77 88 77 – 093 123 3968

Website: https://hethongnhakhoasaigon.vn

YOUTUBE: https://youtube.com/@hethongnhakhoasaigon6301

Mỗi phòng khám thuộc Hệ thống Nha khoa Sài Gòn được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

THÔNG TIN ĐẶT HẸN

Tư vấn miễn phí: 1900 888 997