NHIỆT MIỆNG KHI NIỀNG RĂNG: Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả

Có tới 99% các “đồng niềng” đã từng bị nhiệt miệng ít nhất một lần trong khi niềng răng, đặc biệt là với những bạn mới gắn mắc cài. Nhiệt miệng khiến chúng ta có cảm giác đau hoặc xót, nhất là khi ăn các thực phẩm có vị mặn hoặc cay nóng.

Nhiệt miệng thường xuất hiện ở vị trí nào?

Những vết loét do nhiệt miệng thường sưng to, tròn, có màu trắng hoặc vàng, viền bao quanh màu đỏ. Vết loét có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trong khoang miệng như má trong, phía trong của môi, nướu, lưỡi, vòm miệng.

Nếu niềng răng mắc cài mặt ngoài, chúng ta sẽ thường bị nhiệt miệng ở má trong, môi trong. Nếu niềng răng mắc cài mặt trong, vị trí dễ bị tổn thương nhất chính là lưỡi.

Vì sao bị nhiệt miệng khi niềng răng?

Nhiệt miệng xảy ra do những nguyên nhân sau:

  1. Khi mới niềng răng, vì chưa quen với mắc cài nên khách hàng có cảm giác cộm vướng trong 1 – 2 ngày đầu tiên. Lúc này, các chuyển động môi má chưa được điều chỉnh cho phù hợp nên có thể cọ vào mắc cài và gây ra các tổn thương ở mô mềm. Vi khuẩn sẽ xâm nhập vào các vết thương hở này và gây viêm loét. Nếu không được xử trí kịp thời, các vết loét có xu hướng ngày càng lan rộng.
  2. Trong những ngày đầu mới niềng răng, cảm giác đau có thể khiến chúng ta gặp khó khăn khi nhai nghiền thức ăn, dẫn tới việc không ăn được rau xanh, trái cây hoặc những thực phẩm khác. Tình trạng này khiến cơ thể bị thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là sắt, kẽm, folate cùng các vitamin nhóm B, C dẫn tới nhiệt miệng.

Ngoài 2 nguyên nhân chính kể trên, chúng ta còn có thể bị nhiệt miệng do stress, lo lắng khi niềng răng khiến hệ miễn dịch hoạt động kém hiệu quả hoặc dị ứng với chất liệu của mắc cài (kim loại, sứ).

Bị nhiệt miệng khi niềng răng phải làm sao?

Khi bị nhiệt miệng, chúng ta có thể khắc phục bằng một số cách sau:

– Sử dụng sáp chỉnh nha bao bọc các cạnh sắc nhọn của mắc cài để mắc cài không tiếp tục làm tổn thương mô mềm.

– Vệ sinh răng miệng sau mỗi bữa ăn, sau đó súc miệng bằng nước muối loãng, nước muối sinh lý hoặc các loại nước súc miệng chuyên dụng để khử trùng vết loét, làm sạch khoang miệng, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.

– Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là rau xanh và trái cây. Nếu bị đau và khó ăn nhai, chúng ta có thể ăn các món ăn mềm như cháo, soup hoặc cắt nhỏ thức ăn. Ngoài ra, chúng ta cũng cần uống đủ lượng nước mỗi ngày, nên uống thêm các loại nước ép trái cây hoặc sinh tố để bổ sung vitamin cho cơ thể.

– Hạn chế ăn các thực phẩm cay nóng, không ăn các thức ăn quá dai hoặc quá cứng.

♦ Nếu được điều trị đúng cách, các vết loét sẽ lành lại sau khoảng 3 – 4 ngày và không gây ra các vấn đề nghiêm trọng với sức khỏe.

• Mong rằng qua bài viết trên các bạn sẽ phần nào hiểu được về các chăm sóc răng miệng để hạn chế tình trạng nhiệt miệng trong quá trình niềng răng nhé.

HỆ THỐNG NHA KHOA SÀI GÒN

FANPAGE: Hệ Thống Nha Khoa Sài Gòn

Hotline: 0969 77 88 77 – 093 123 3968

Website: https://hethongnhakhoasaigon.vn

YOUTUBE: https://youtube.com/@hethongnhakhoasaigon6301

 

 

Mỗi phòng khám thuộc Hệ thống Nha khoa Sài Gòn được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

ĐẶT LỊCH HẸN

Để biết thêm thông tin, Quý Khách vui lòng cung cấp số điện thoại, Hệ thống Nha khoa Sài Gòn sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm nhất.