Cầu răng

Cầu răng sứ là giải pháp phục hình răng mất rất hiệu quả với chi phí khá khiêm tốn, phù hợp với điều kiện kinh tế chung của người Việt Nam. Tuy nhiên, cầu răng sứ là gì, có sử dụng mãi mãi được không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

1. Cầu răng sứ là gì?

Cầu răng sứ là một trong những phương pháp thay thế những chiếc răng bị mất, là một trong những loại hình phục hình răng cố định mang lại kết quả tuyệt đối cho hàm răng về cả tính thẩm mỹ và ăn nhai.

Cầu răng là phương pháp được dùng để thay thế một hoặc nhiều răng bị mất bằng cách bắc cầu giữa hai răng, cầu răng được nâng đỡ và dán vào các răng thật kế cạnh răng mất còn mạnh khỏe. Mỗi một cầu răng gồm 2 mão răng được gắn vào 2 đầu khoảng mất răng và răng giả nằm ở giữa 2 mão này, 2 mão răng được gắn vào trụ răng thật và được gọi là nhịp răng.

Vấn đề cần lưu ý khi thực hiện phương pháp này là trước khi thực hiện đặt mão sứ lên, bác sĩ cần phải mài răng thật. Vì vậy, khi đã áp dụng phương pháp này thì không thể phục hồi men răng như trước được.

Cầu răng sứ
Cầu răng sứ

 

2. Trường hợp nào có thể làm cầu răng sứ?

Cầu răng được bác sĩ chỉ định điều trị cho những bệnh nhân mất 1, 2  hoặc nhiều răng bằng cách bắc cầu giữa 2 răng mất.

Để thực hiện cầu răng sứ chỉ cần 2 răng trụ làm nền tảng cho nhịp cầu, điều kiện yêu cầu cần phải khỏe mạnh, không mắc bệnh lý.

Cầu răng thuộc loại phục hình thẩm mỹ cố định, răng giả được bác sĩ gắn chắc cố định vào răng và chỉ có bác sĩ mới có thể tháo ra, không giống như phương pháp phục hình tháo lắp mà bệnh nhân có thể tự tháo ra lắp vào.

Theo đó, nếu thuộc các trường hợp sau đây có thể áp dụng giải pháp làm cầu răng sứ:

  • Răng bị gãy thân răng, buộc phải nhổ bỏ.
  • Răng sâu nặng không còn chân răng để bọc răng sứ.
  • Răng bị mất nhưng các răng bên cạnh vẫn còn đủ khỏe để làm trụ cầu.
  • Có thể làm cầu răng sứ cho 1 – 3 răng mất liên tiếp nhau trên hàm.
  • Những trường hợp mất răng không đủ điều kiện sức khỏe để thực hiện cấy ghép Implant.

3. Ưu điểm vượt trội của làm cầu răng sứ là gì?

Khi so sánh kỹ thuật cầu răng sứ với phương pháp hàm giả tháo lắp truyền thống thì cầu răng sứ mang lại rất nhiều ưu điểm vượt trội để lựa chọn:

  • Tính thẩm mỹ cao

Nếu thiếu răng làm cho bạn mất tự tin, thì việc phục hình cầu răng sứ sẽ lấp đầy các khoảng trống ấy, cải thiện nụ cười đáng kể. Các mão răng sứ được gắn sát khít, có màu sắc giống với màu răng thật.

  • Khả năng ăn nhai ổn định

Sau khi thực hiện cầu răng sứ vẫn đạt hiệu quả cao khi ăn nhai, tương đương 80% sức nhai của răng thật. Bạn có thể ăn nhai thoải mái, không cần kiêng khem các món ăn. Tuy nhiên, vẫn hạn chế với các loại thực phẩm cứng, dai phòng ngừa sứt mẻ làm giảm tuổi thọ răng sứ.

  • Cầu răng sứ sở hữu nhiều ưu điểm

Bên cạnh lợi ích thẩm mỹ và chức năng ăn nhai được phục hồi, cầu răng sứ còn mang lại các ưu điểm khác:

  • Ngăn ngừa tình trạng rối loạn khớp thái dương hàm.
  • Hạn chế tình trạng xô lệch răng.
  • Cải thiện vấn đề phát âm.
  • Giảm thiểu nguy cơ viêm nha chu.
  • Tạo sự ổn định, thoải mái khi giao tiếp so với hàm giả tháo lắp.

4. Cầu răng sứ sử dụng được bao lâu?

Cầu răng sứ thông thường có khả năng sử dụng từ 5 – 8 năm tùy theo tình trạng răng, tốc độ tiêu xương hàm nhanh hay chậm và loại răng sứ được sử dụng có tốt hay không. Và còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác:

– Vị trí mất răng: Tuổi thọ của những cầu răng ở vị trí răng cửa lâu hơn răng hàm. Vì răng hàm chịu nhiều lực nhai nên sau khi phục hình bạn cần tránh những thực phẩm quá cứng hoặc dai. Nếu bạn không biết hạn chế thì có thể tuổi thọ của chúng sẽ giảm rất nhanh.

– Tay nghề bác sĩ: Một bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm phục hình sẽ là một lợi thế cho bạn sử dụng cầu răng sứ được lâu dài. Nếu kỹ thuật mài cùi và lắp răng sứ không đạt yêu cầu, không khít sát thì tuổi thọ sẽ giảm.

– Mô răng thật: Nếu răng làm trụ cầu bị sâu hoặc vỡ lớn, phần mô răng còn lại rất ít thì bản thân chúng sẽ rất yếu. Trường hợp này, thường bác sĩ sẽ gia cố thêm chốt răng hoặc một cùi giả.

– Tốc độ tiêu xương hàm: Quá trình tiêu xương hàm sau khi mất răng là quy luật tất yếu, song mức độ tiêu xương như thế nào là tùy thuộc vào cơ địa từng người. Quá trình này diễn ra nhanh nhất trong 6 tháng đầu tiên, có thể làm tiêu mất 60% khối lượng xương. Sau đó khoảng 2 năm mà không khắc phục thì tình trạng tiêu xương sẽ càng trở nên nghiêm trọng.

– Cách chăm sóc và bảo vệ cầu răng sứ sau khi phục hình: Vì là răng giả nên bạn cần phải cẩn thận trong ăn nhai và cách thức vệ sinh răng.

+ Chải răng sau khi ăn, lấy sạch thức ăn ở kẻ răng bằng chỉ nha khoa, đặc biệt ở những vị trí cầu răng sứ thì dùng cây luồn chỉ để lấy sạch thức ăn thừa.

+ Chải răng đúng cách, động tác phải nhẹ nhàng vì nếu chải răng sai sẽ dẫn đến tình trạng nướu răng tổn thương làm chảy máu hoặc tụt nướu, góp phần làm hở cầu sứ nhiều hơn.

Nếu các bạn còn thắc mắc những vấn đề khác liên quan đến phục hình răng mất bằng làm cầu răng sứ thì đừng chần chừ, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp chi tiết!