Ghép mô liên kết

Hiện nay phương pháp phẫu thuật ghép mô liên kết răng thường dùng để khắc phục tình trạng tụt lợi. Tụt lợi không chỉ là vấn đề gây khó chịu cho nhiều người lớn tuổi mà còn làm ê buốt răng, dắt thức ăn ở kẽ răng, và chân răng nhô ra làm cho răng trông dài hơn gây mất thẩm mỹ cho nhiều người.

Ghép mô liên kết khắc phục tình trạng tụt lợi

Với tình trạng co lợi, tụt lợi, cách khắc phục hữu hiệu đó là điều trị bằng việc phẫu thuật ghép mô răng liên kết. Mô ghép có thể lấy từ vị trí lân cận chiếc răng tổn thương hoặc có thể lấy từ vòm miệng.

Quy trình phẫu thuật ghép mô liên kết răng

Quy trình phẫu thuật gồm 7 bước, có thể điều trị với nhiều răng cùng lúc và điều trị liên tục dưới sự giám sát của các bác sĩ nha khoa.
Bước 1: Sát khuẩn
Bước 2: Gây tê tại chỗ và vùng cần phẫu thuật
Bước 3: sử dụng đầu siêu âm hoặc đầu của mũi khoan nha khoa để làm sạch bề mặt chân răng bị hở cần ghép mô liên kết. Làm sạch bằng cách nạo nhẵn mặt răng cần phẫu thuật.
Bước 4: Dùng dao mổ cắt lớp biểu mô ở viền lợi
Bước 5: Rạch 3 đường ở lợi để tạo vạt lợi
Bước 6: Tách vạt lợi, nhằm loại bỏ lớp mỏng bên ngoài, để lại màng xương.
Bước 7: lấy mô ghép từ niêm mạc vòm miệng để cấy ghép
Sau quá trình phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được tiêm kháng sinh và chăm sóc sau hậu phẫu để đảm bảo ca phẫu thuật thành công.
Lưu ý: Sau phẫu thuật để nhanh hồi phục, bệnh nhân nên hạn chế một số loại thực phẩm không tốt cho răng.

Ghép mô liên kết

Hậu quả tụt lợi gây ra

Răng bị tụt lợi, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, sẽ rất dễ gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm:

  • Làm mất xi-măng chân răng, lộ ngà răng, làm tăng nhạy cảm răng, hở kẽ răng, dễ dắt thức ăn
  • Khiến răng trông dài và xấu hơn
  • Viêm nướu, viêm chân răng, viêm nha chu, viêm tủy, chảy máu chân răng…
  • Răng bị lung lay, thậm chí là mất răng
  • Tiêu xương ổ răng
  • Hạn chế chức năng ăn nhai
  • Tăng nguy cơ đau nhức răng

Khi thấy mình có dấu hiệu của bệnh tụt lợi, hãy liên hệ ngay với Hệ thống nha khoa Sài Gòn nhé!